Ngày nay, hệ điều hành Android của Google ngày càng được sử dụng rộng rãi. Do đó, các nhà phát triển đang có xu hướng xây dựng nhiều ứng dụng cho hệ điều hành này. Nhiều ứng dụng trong số đó được xây dựng trên Flash Professional. Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng có đủ điều kiện để có một thiết bị cài đặt Android để Test thử. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu công cụ cho phép Test ứng dụng mà không cần có thiết bị cài đặt Android, đó là bộ Android SDK của Google cung cấp.
Bước 1. Chuẩn bị
- Hệ điều hành họ Windows (có thể MacOS hoặc Linux, nhưng bài hướng dẫn này hướng dẫn trên Windows 7).
- Flash Professional CS5 full trở lên (yêu cầu Flash Professional CS5.5)
- Adobe Device Central CS5 trở lên (yêu cầu CS5.5).
- Android SDK (tải tại http://developer.android.com/sdk/index.html )
- Adobe AIR 2 trở lên (AIR 2.6 được tích hợp sẵn trong CS5.5)
Bước 2. Tải và giải nén bộ Android SDK, sau đó chạy tập tin SDKManager.exe trong thư mục giải nén. Chương trình quản lý này sẽ tự động quét để tìm các cập nhật mới nhất. Công đoạn này tiến hành khá lâu, ta chỉ việc chọn Accept rồi nhấp Ok.
Bước 3. Sau khi thực hiện xong bước 2, ta được thư mục cài đặt có dạng như bên dưới:
Bước 4. Quay lại với SDK Manager, chọn thẻ Virtual Devices
Nhấp vào New để tạo mới một Emulator dùng để Test. Ví dụ trong trường hợp này tôi sử dụng SamSung Galaxy S. Để xem hệ điều hành được cài đặt trên thiết bị này là phiên bản nào, ta cần kiểm tra trong Adobe Device Central.
- Khởi động Adobe Device Central.
- Vào File > New Project.
- Đợi chương trình tự động quét các thiết bị hỗ trợ, sau đó nhấp vào ô tìm kiếm gõ thiết bị cần tìm. Ví dụ trong trường hợp này, tôi tìm SamSung Galaxy S.
- Nhấp đôi vào thiết bị tìm được để xem thông số trước khi tạo thiết bị giả lập Emulator.
Ví dụ, trong bảng thông tin này, tôi đọc hai tham số: kích thước màn hình 480x800 và OS là Android 2.2.
- Quay trở lại SDK Manager ở trên. Nhấp vào nút New, một cửa sổ sẽ hiện ra.
+ Mục Name: nhập tên thiết bị Emulator. Tên này do chúng ta đặt nhưng không được chứa kí tự đặc biệt (như kí tự trắng,…).
+ Mục Target: chọn đúng phiên bản của hệ điều hành Android. Ví dụ tôi chọn Android 2.2.
+ Thông số Resolution: nhập vào kích thước màn hình theo thông số đọc được trong Adobe Device Central, ví dụ 480x800.
Các mục khác, để tham số mặc định.
Cuối cùng nhấp vào nút Create AVD.
Khi đó, trong cửa sổ SDK Manager sẽ xuất hiện thiết bị của bạn vừa mới tạo.
Bước 5. Nhấp chọn thiết bị vừa tạo, sau đó nhấp nút Start để khởi động Emulator. Chờ đợi trong giây lát cho đến khi môi trường giả lập của thiết bị đã hoàn chỉnh.
Bước 6. Mở thư mục cài đặt Adobe Flash CS5.5:
..\Adobe\Adobe Flash CS5.5\AIR2.6\runtimes\air\android\emulator\
và copy tập tin Runtime.apk sang thư mục:
..\platform-tools\
bên trong thư mục cài đặt của Android SDK.
Nếu sử dụng Flash CS5 thì ta có thể tải tập tin Runtime.apk này ở đây.
Bước 7. Khởi động Command Promt (Vào Run, nhập cmd và nhấn Enter), dùng lệnh
>CD đường_dẫn (nhấn Enter)
để nhảy đến thư mục hiện thời là ..\platform-tools\ ở trên.
Bước 8. Gõ vào lệnh
adb install Runtime.apk (nhấn Enter)
và chờ đợi quá trình cài đặt môi trường AIR cho Emulator hoàn tất. Nếu thành công, thì sẽ nhận được thông báo success.
Bước 9. Tạo một gói cài đặt cho phép chạy trên AIR. Khởi động Flash CS5.5
Chọn AIR for Android.
Hãy thiết kế và lập trình cho ứng dụng của bạn (lưu ý trong trường hợp này, Android 2.2 đã hỗ trợ ActionScript 3).
Công việc xuất bản tập tin cho Android hoàn toàn tương tự như xuất bản tập tin cho AIR được giới thiệu trong giáo trình. Nhưng kết quả, ta không thu được tập tin *.air mà là *.apk. Giả sử tôi đặt tên cho tập tin ứng dụng là apps.apk.
Bước 10. Copy tập tin apps.apk vào thư mục ..\platform-tools\ ở trên.
Bước 11. Gõ vào dòng lệnh sau trong Command Promt:
adb install apps.apk (nhấn Enter)
Sau khi cài đặt hoàn tất, ta nhận được thông báo success như ở bước 7.
Bước 12. Quay lại môi trường giả lập Emulator, trong màn hình chính, ta chọn ứng dụng mà ta vừa cài đặt.
Ví dụ, ứng dụng của tôi vừa cài đặt có tên là Android01 như ở trên. Ta sử dụng trỏ chuột để nhấp đôi vào nó, hoặc các phím mũi tên để di chuyển và Enter để chọ ứng dụng. Phím Esc để quay lại màn hình trước đó.
Để gỡ bỏ ứng dụng vừa cài đặt, ta quay trở lại với màn hình chính trong môi trường giả lập Emulator, chọn Settings, chọn Applications, chọn Manage Applications và chọn ứng dụng cần gỡ bỏ. Sau đó nhấp vào Uninstall và chọn Ok.
Cái này hay quá thầy ơi. Thầy còn hướng dẫn nào khác cho ẽmin với.
ReplyDeleteVào đây để xem thêm nhé http://www.gigatraining.net/2011/09/video2brain-mobile-development-with.html
ReplyDelete