Yêu cầu mọi thông tin sao chép từ blog này phải được ghi rõ đầy đủ: Thông tin được sao chép từ "http://www.dangngochoangthanh.blogspot.com".

Cool wallpaper http://www.fancymessage.com

EMOJI KEYBOARD PRO http://emojiselector.com

THƯ VIỆN HÌNH ĐỘNG FLASH ANIMATION: http://flashanimationlibrary.blogspot.ru/

Hệ thống học trực tuyến đang được phát triển và sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Hãy xem qua một số demo của Học Trực Tuyến.


HỌC TRỰC TUYẾN ĐÃ CUNG CẤP PHIÊN BẢN TRUY CẬP QUA MOBILE http://dangngochoangthanh.blogspot.com/?m=1

XEM KÊNH HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN YOUTUBE



Search on This Blog

Sunday, April 17, 2011

3.2. Biểu tượng Button


3.2.     Biểu tượng Button

Biểu tượng Button dùng để bổ sung một tương tác với movie, đáp trả các sự kiện kích chuột, ấn phím, kéo các thanh kéo và các hành động khác. Một biểu tượng Button sẽ có bốn Frame tương tác: Up, Down, Over và Hit.
Để tạo một Button, bạn thao tác như sau:
- Chọn đối tượng cần chuyển đổi sang Button.
- Nhấp phím F8 hoặc kích chuột phải, chọn Convert to Symbol. Khi đó, sẽ xuất hiện hộp thoại sau:

Hình 60 – Chuyển đổi sang biểu tượng Button
Trong mục Type, chọn Button và nhấp Ok.

Tạo hiệu ứng cho Button
Ở đây, ta chỉ thao tác để tạo hiệu ứng cho Button. Ta không thảo luận thêm về việc sử dụng TimeLine và cách tạo hiệu ứng động. Chi tiết về phần này ta sẽ tìm hiểu trong chương tiếp theo.
Mỗi biểu tượng Button có 4 Frame trên TimeLine. Tương ứng với Frame Up là hiệu ứng khi trỏ chuột được thả ra (sau khi bấm xuống), Frame Down tương ứng với hiệu ứng khi trỏ chuột nhấn xuống, Frame Over tương ứng với hiệu ứng khi trỏ chuột di chuyển qua đối tượng và Frame Hit tạo một vùng tương tác ảo cho Button (nghĩa là khi thao tác trên vùng này hoàn toàn tương tự với thao tác trên chính Button đó). Vùng tương tác này gọi là ảo bởi nó không hiển thị trên movie. Sau đây, ta sẽ thao tác để tạo hiệu ứng cho Button.
(1) Kích đôi chuột vào Button vừa tạo.
(2) Nhấp chọn Frame Up, nhấn phím F6 và thay đổi thuộc tính cho Button này. Hoàn toàn tương tự cho Frame Down và Frame Over.
(3) Nếu bạn muốn tạo vùng tương tác ảo, bạn hãy sử dụng công cụ vẽ để tạo một vùng tương tác này trong Frame Hit: chọn Frame Hit, nhấp F6 và vẽ một hình thể trong Frame Hit này.
(4) Quay trở lại Scene, nhấp Ctrl+Enter để kiểm tra.
Các thuộc tính của biểu tượng Button
- Instance Name: tên hiển thị của biểu tượng. Được dùng khi làm việc với ActionScript.
- Thanh tùy chọn thả xuống: cho phép chuyển đổi qua lại giữa các loại biểu tượng.
- Instance of: chọn swap để thay đổi biểu tượng cho đối tượng hiển thị.
- Position and Size: thay đổi vị trí và kích thước cho đối tượng.
- Color effect: chọn hiệu ứng màu sắc cho đối tượng, bao gồm:Brightness, Tint, Advanced và Alpha.
- Display: với thuộc tính Blending, cho phép ta chọn các chế độ pha trộn màu sắc cho Button.
- Tracking: với Options, bạn có thể chọn Track as Button hoặc Track as MenuItem.
- Filter: hoàn toàn tương tự với Filter khi làm việc với công cụ Text.
Hình 61 – Bảng thuộc tính của biểu tượng Button

Tạo biểu tượng Button nhanh chóng: bạn có thể sử dụng một trong các chức năng sau đây để tạo một biểu tượng Button hết sức nhanh chóng:
+ Sử dụng các Button được tạo sẵn: vào Windows > Common Libraries > Button.
+ Sử dụng Commands: bạn hãy tạo một khối hình thể, nhấp chọn nó. Sau đó vào Commands > Make Button.

No comments:

Post a Comment