Yêu cầu mọi thông tin sao chép từ blog này phải được ghi rõ đầy đủ: Thông tin được sao chép từ "http://www.dangngochoangthanh.blogspot.com".

Cool wallpaper http://www.fancymessage.com

EMOJI KEYBOARD PRO http://emojiselector.com

THƯ VIỆN HÌNH ĐỘNG FLASH ANIMATION: http://flashanimationlibrary.blogspot.ru/

Hệ thống học trực tuyến đang được phát triển và sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Hãy xem qua một số demo của Học Trực Tuyến.


HỌC TRỰC TUYẾN ĐÃ CUNG CẤP PHIÊN BẢN TRUY CẬP QUA MOBILE http://dangngochoangthanh.blogspot.com/?m=1

XEM KÊNH HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN YOUTUBE



Search on This Blog

Monday, September 13, 2010

1.1. Sơ lược về đồ họa vector và lịch sử ra đời của Flash

Sơ lược về đồ họa vector

Đồ họa máy tính được chia làm ba dạng cơ bản:
Đồ họa điểm: cơ sở của nó là các điểm ảnh (pixel). Mỗi bức ảnh của đồ họa điểm là một ma trận điểm, mà mỗi điểm ảnh được xác định bởi một mẫu màu theo chuẩn phổ biến là RGB (Red-Green-Blue). Mỗi tham số màu được phân bố từ 0 cho đến 2n -1 (ảnh dạng n bit màu). Khi phóng to bức ảnh của đồ họa điểm, bạn sẽ thấy rõ từng điểm ảnh. Bạn có thể quan sát ví dụ đối với bức ảnh sau

Hình 1 – Đồ họa điểm
Đồ họa Fractal: sử dụng thuật toán đệ quy. Bạn có thể tham khảo thêm về dạng đồ họa này trong các tài liệu liên quan đến đồ họa Fractal hay hình học Fractal.

Hình 2 – Đồ họa Fractal
Đồ họa vector: cơ sở của nó là các đường cong Bezier. Nó có nhiều ưu điểm so với đồ họa điểm. Một trong những ưu điểm lớn nhất của nó là không bị “vỡ hạt” khi phóng to bức ảnh. Các chương trình đồ họa vector nổi tiếng bao gồm Adobe Illustrator, Corel Draw,… Một đồ họa vector bao giờ cũng mịn màng hơn so với đồ họa điểm.
Với đồ họa điểm, không phải mọi định dạng đều hỗ trợ chế độ transparent (hay chế độ màu alpha). Nhưng với đồ họa vector, thì những tính năng này được hỗ trợ một cách hoàn hảo. Với đồ họa vector, các chương trình soạn thảo luôn hỗ trợ chế độ lớp Layer, nhưng với đồ họa điểm, chỉ có một vài định dạng mới hỗ trợ lớp Layer này (như psd của photoshop). Bạn có thể quan sát một số đối tượng đồ họa được tạo bởi Adobe Illustrator sau đây

Hình 3 – Đồ họa vector
Định dạng Flash mà chúng ta sẽ làm quen ở đây cũng thuộc vào đồ họa vector. Nhưng nó kết hợp với hiệu ứng động. Xét ở một phạm trù nào đó, nó có nhiều điểm tương đồng với kĩ thuật tạo video (kĩ thuật 24 hình/giây). Nhưng nó có ưu điểm là phim được tạo bởi Flash không bị vỡ hạt khi phóng to (trừ trường hợp phim có chứa các đối tượng đồ họa điểm). Và đặc biệt, kích thước phim tạo bởi Flash rất nhỏ gọn so với các định dạng phim khác.
Lịch sử ra đời của Flash
Flash là một kĩ thuật tạo các hiệu ứng động, các thước phim hoạt hình… Flash được giới thiệu đầu tiên bởi công ty MacroMedia vào năm 1999. Đến năm 2005, công ty này đã được Adobe mua lại với giá 3.4 tỉ đôla. Từ khi ra đời cho đến này, Flash đã có rất nhiều bước phát triển đáng chú ý. Nhiều tính năng mới đã liên tục được cập nhập trong các phiên bản của nó, kể từ các phiên bản Macromedia Flash cho đến Adobe Flash hiện nay.
Với phiên bản Adobe Flash CS4, công ty Adobe đã bổ sung vào cho Flash những tính năng mạnh mẽ: hỗ trợ nhiều định dạng import dữ liệu; bổ sung các công cụ tạo hoạt hình mạnh mẽ như Bone, Bind, 3D Translation, 3D Rotation,…
Phiên bản mới nhất của Flash là CS5 (cho đến năm 2010). Hiện nay, Adobe cũng đã tạo ra một ấn bản mã nguồn mở cho Flash đó là công nghệ Flex. Một trong những công nghệ ra đời sớm nhất hỗ trợ tạo giao diện web – RIA. Flex là một công nghệ hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho Adobe (nhờ vào trình phát triển Adobe Flex Buider). Nó là một đối thủ đáng gờm với Silverlight của Microsoft và JavaFx của Sun (nay được mua lại bởi Oracle).

No comments:

Post a Comment