Yêu cầu mọi thông tin sao chép từ blog này phải được ghi rõ đầy đủ: Thông tin được sao chép từ "http://www.dangngochoangthanh.blogspot.com".

Cool wallpaper http://www.fancymessage.com

EMOJI KEYBOARD PRO http://emojiselector.com

THƯ VIỆN HÌNH ĐỘNG FLASH ANIMATION: http://flashanimationlibrary.blogspot.ru/

Hệ thống học trực tuyến đang được phát triển và sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Hãy xem qua một số demo của Học Trực Tuyến.


HỌC TRỰC TUYẾN ĐÃ CUNG CẤP PHIÊN BẢN TRUY CẬP QUA MOBILE http://dangngochoangthanh.blogspot.com/?m=1

XEM KÊNH HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN YOUTUBE



Search on This Blog

Saturday, September 11, 2010

Toán tử chuyển đổi kiểu dữ liệu

Toán tử này dùng để chuyển đổi một biến hay hằng thuộc kiểu dữ liệu này sang kiểu dữ liệu khác. Giả sử bạn có biến int a = 3, int b = 2. Khi thực hiện phép chia để nhận được kết quả thực, bạn chỉ cần viết như sau: (float)3/2. Bạn phải lưu ý rằng số 3 ở đây đã bị chuyển thành kiểu thực, và việc thực hiện phép chia một số thực cho số nguyên sẽ trả về kiểu thực 1.5. Nếu bạn viết 3/(float)2, kết quả cũng tương tự. Ngược lại, nếu bạn viết (float)(3/2) thì kết quả lại khác. Sở dĩ như vậy là vì, nó sẽ thực hiện phép chia nguyên 3/2 (kết quả là 1), sau đó nó sẽ chuyển giá trị 1 nguyên này sang 1 thực.
Do đó, giá trị bạn thu được vẫn là 1, nhưng thuộc kiểu số thực.
Cách biểu diễn sự chuyển đổi một biến thuộc kiểu dữ liệu này, sang kiểu khác chỉ có thể thực hiện nếu kiểu của chúng tương đương. Bạn có thể chuyển số thành số (sau này khi học về hướng đối tượng, bạn có thể chuyển giữa các đối tượng theo cây thừa kế). Bạn không thể chuyển đổi từ số thành xâu, hay ngược lại (bằng cách thực hiện phép toán chuyển đổi kiểu).Bạn có thể chuyển đổi một xâu số thành số và một số thành xâu số bằng nhiều cách khác nhau, nhưng việc sử dụng toán tử chuyển đổi kiểu là không được phép. Khi chuyển đổi, bạn sử dụng một trong các cú pháp sau: (kiểu_dữ_liệu)biến hoặc (kiểu_dữ_liệu)(biến) hoặc kiểu_dữ_liệu(biến). Tôi khuyên bạn nên sử dụng kiểu thứ 2 hoặc 3 để tránh các nhầm lẫn đáng tiếc khi biểu thức phức tạp.

No comments:

Post a Comment