Yêu cầu mọi thông tin sao chép từ blog này phải được ghi rõ đầy đủ: Thông tin được sao chép từ "http://www.dangngochoangthanh.blogspot.com".

Cool wallpaper http://www.fancymessage.com

EMOJI KEYBOARD PRO http://emojiselector.com

THƯ VIỆN HÌNH ĐỘNG FLASH ANIMATION: http://flashanimationlibrary.blogspot.ru/

Hệ thống học trực tuyến đang được phát triển và sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Hãy xem qua một số demo của Học Trực Tuyến.


HỌC TRỰC TUYẾN ĐÃ CUNG CẤP PHIÊN BẢN TRUY CẬP QUA MOBILE http://dangngochoangthanh.blogspot.com/?m=1

XEM KÊNH HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN YOUTUBE



Search on This Blog

Saturday, September 11, 2010

Cấu trúc lệnh có điều kiện: if và else

Một chương trình khi thực thi, nó không chỉ đơn thuần là một dãy các câu lệnh tuần tự. Trong quá trình xử lý, nó có thể kiểm tra điều kiện rồi thực thi đoạn mã, lặp đi lặp lại một đoạn mã nào đó… Với mục đích đó, C++ cung cấp cho chúng ta các cấu trúc điều khiển.
Với các cấu trúc điều khiển mà chúng ta sẽ làm quen trong chương này, chúng ta cần làm quen với hai khái niệm: mệnh đề (câu lệnh) và khối lệnh.
Mệnh đề: là một lệnh được kết thúc bằng dấu chấm phẩy ;
Khối lệnh: là một dãy các mệnh đề, được đặt trong dấu {}
Một mệnh đề có thể là đơn hoặc có cấu trúc. Các lệnh gán, xuất nhập…là các lệnh đơn. Các lệnh điều kiện, lựa chọn, lặp là các lệnh có cấu trúc.

Cấu trúc lệnh có điều kiện: if và else

Từ khóa if thường được sử dụng khi muốn thực thi một đoạn chương trình với một điều kiện nào đó. Cấu trúc của câu lệnh if trong trường hợp này
if (biểu_thức_điều_kiện_đúng) {
Các_lệnh;
}
Giải thích: kiểm tra giá trị của biểu thức điều kiện, nếu đúng thì các lệnh bên trong sẽ được thực hiện; ngược lại, lệnh sẽ không được thực hiện.
Ví dụ
if (x>0) cout<<<” la so duong”;
if((x>0)&&(y>0)) {
cout<<<” la so duong”<
cout<<<” la so duong”;
}
Nếu có nhiều câu lệnh chịu sự chi phối của câu lệnh if, thì chúng sẽ được đặt trong dấu khối lệnh.
Trong trường hợp nếu biểu_thức_điều_kiện sai, ta cần thực thi một mệnh đề khác. Khi đó, ta sẽ sử dụng thêm từ khóa else.
if(biểu_thức_điều_kiện_đúng) {

}else
{

}
Ví dụ
if (x%2==0) cout<<<” la so chan”;
else
cout<<<” la so le”;
Cấu trúc if (lẫn else) có thể lồng vào nhau. Khi đó, chúng ta sẽ có một cấu trúc lệnh phức hợp.
Ví dụ
if(x>0) cout<<<” la so duong”;
else if(x<0)
cout<<<” la so am”;
else
cout<<<” la so 0”;
Bài tập 5.
  1. Viết chương trình giải phương trình bậc 2, với các hệ số nhập vào từ bàn phím.
  2. Viết chương trình tính giá trị của hàm số sau:
  1. Viết chương trình giải hệ phương trình ba ẩn đầy đủ bằng công thức định thức Cramer.

No comments:

Post a Comment