ActionScript là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được dùng để phát triển các ứng dụng nhờ vào Adobe Flash Player và Adobe AIR. Ngôn ngữ lập trình ActionScript có thể được biên dịch bởi:
- Adobe Flex Builder.
- Adobe Flash Professional.
- Command Line nhờ vào bộ SDK.
Cũng tương tự như Java, sau khi được biên dịch, các ActionScript sẽ được chuyển thành dạng bytecode mà chỉ có máy ảo ActionScript (AVM) mới hiểu được. Máy ảo ActionScript này được tích hợp bên trong Flash Player, Flash Plugin và Adobe AIR.
Ngôn ngữ lập trình ActionScript (AS) là ngôn ngữ có cú pháp kết hợp của cả Java và Delphi (cú pháp và từ khóa giống Java, cách khai báo giống Delphi). Nếu bạn đã từng làm quen với ngôn ngữ lập trình Java, thì khi làm quen với ngôn ngữ lập trình ActionScript, bạn sẽ cảm thấy đơn giản hơn rất nhiều. Các toán tử, các câu lệnh tương tự như Java. Một điều đặc biệt, đó là lớp của ActionScript có cú pháp khai báo và cách sử dụng rất giống với Java. Dường như Adobe đã thiết kế nên ngôn ngữ ActionScript theo chuẩn của Java để tạo nên sự đơn giản và quen thuộc với đa số người dùng.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, chúng ta đang thảo luận về phiên bản 3.0 của AS. Đây là phiên bản mới nhất cho đến thời điểm này. AS là ngôn ngữ hướng đối tượng như Delphi (hay C++), nghĩa là không tuyệt giao với lập trình hướng thủ tục (bằng chứng là ta có thể viết hàm bên ngoài lớp). AS là ngôn ngữ phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Một ví dụ kinh điển khi học một ngôn ngữ lập trình đó là ví dụ “Hello, world !”. Thông qua ví dụ kinh điển này, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ ActionScript này.
Bạn hãy quan sát ví dụ minh họa này được viết trên ngôn ngữ lập trình ActionScript. Bạn cũng cần lưu ý rằng, đoạn chương trình này được viết bên ngoài lớp (thể hiện tính lưỡng cực giữa hướng đối tượng và hướng thủ tục).Trong ví dụ này, bạn có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa AS với Java là: dấu comment (// - comment trên một dòng và /**/ - comment trên nhiều dòng), cách viết nội dung hàm (nằm trong cặp dấu {}) và chỉ có một khái niệm là hàm (trả về kiểu dữ liệu hoặc không trả về kiểu dữ liệu).
Các điểm tương đồng với Delphi: từ khóa khai báo hàm là function và kiểu dữ liệu hàm trả về nằm sau tên hàm và dấu hai chấm.
Một điểm khác biệt của AS so với Java và Delphi là chương trình chính nằm tự do trong vùng soạn thảo (không giống Java phải trong hàm main, Delphi trong begin và end). Nó có thể nằm trước hay sau các hàm khai báo. Để quy ước về trật tự sử dụng, ta sẽ sử dụng cú pháp tuần tự (lệnh trước thực hiện trước, lệnh sau thực hiện sau) – nghĩa là phần chương trình chính luôn nằm ở phía sau cùng và ta sẽ đánh dấu nó bằng dòng comment /*Chương trình chính*/.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, AS là ngôn ngữ kịch bản (scripting language), nên nó cũng mang nhiều đặc trưng của một ngôn ngữ kịch bản. Các câu lệnh nằm tự do, không nhất thiết phải được đặt trong một hàm cụ thể nào, đây chính là đặt trưng dễ nhận thấy của một ngôn ngữ kịch bản (như JavaScript, Jscript…).
Chúng ta sẽ tìm thấy nhiều điểm tương đồng và khác biệt của AS so với hai ngôn ngữ Java và Delphi (nếu bạn đã tưng làm quen với hai ngôn ngữ này). Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu cú pháp của ngôn ngữ lập trình AS này. Xin nhắc lại là phiên bản ActionScipt mà ta đang thảo luận là ACTIONSCRIPT 3.0.
admin ơi. bạn có thể viết thêm bài về các lệnh đơn giản của AS cho mọi người nữa đi.
ReplyDeletethanks