Yêu cầu mọi thông tin sao chép từ blog này phải được ghi rõ đầy đủ: Thông tin được sao chép từ "http://www.dangngochoangthanh.blogspot.com".

Cool wallpaper http://www.fancymessage.com

EMOJI KEYBOARD PRO http://emojiselector.com

THƯ VIỆN HÌNH ĐỘNG FLASH ANIMATION: http://flashanimationlibrary.blogspot.ru/

Hệ thống học trực tuyến đang được phát triển và sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Hãy xem qua một số demo của Học Trực Tuyến.


HỌC TRỰC TUYẾN ĐÃ CUNG CẤP PHIÊN BẢN TRUY CẬP QUA MOBILE http://dangngochoangthanh.blogspot.com/?m=1

XEM KÊNH HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN YOUTUBE



Search on This Blog

Saturday, September 11, 2010

Hàm tạo và hàm hủy

Trước khi sử dụng một đối tượng, chúng ta cần khởi tạo giá trị cho nó để tránh gặp phải những giá trị không mong muốn khi thực thi chương trình. Một cách thức mà chúng ta đã sử dụng ở trên là sử dụng phương thức setter. Một phương thức đơn giản hơn, chúng ta có thể sử dụng hàm khởi tạo (hay gọi tắt là hàm tạo). Việc khai báo hàm tạo cũng tương tự như khai báo hàm thành viên khác, chỉ có một điều duy nhất là tên hàm tạo phải cùng tên với lớp.
Chương trình Ví dụ
#include using namespace std;
class Humans{
string name;
int age;
public:
Humans(string, int);
string getName(void);
int getAge(void);
};
Humans::Humans (string s, int a){
name = s;
age = a;
}
string Humans::getName(void){
return name;
}
int Humans::getAge(void){
return age;
}
int main(){
Humans man(“Jack”, 21);
cout<<”The man: “<<<”, age “<
return 0;
}
The man: Jack, age 21
Hàm tạo không có kiểu dữ liệu trả về – tương ứng với kiểu void. Tuy nhiên chúng ta sẽ không sử dụng từ khóa void trước khai báo hàm tạo.

Nếu một đối tượng đã được tạo ra, nhưng ta không muốn sử dụng đến nó nữa, để thu hồi bộ nhớ, ta cần sử dụng một phương thức để hủy bỏ các dữ liệu thành viên của nó – đó là hàm hủy. Hàm hủy cũng là một hàm thành viên của lớp. Nó không có kiểu dữ liệu trả về, nhưng ta cũng không sử dụng từ khóa void trước khai báo hàm hủy. Hàm hủy có tên trùng với tên lớp và phía trước tên hàm hủy là dấu ~. Hàm hủy sẽ tự động được gọi khi phạm vi hoạt động của đối tượng kết thúc. Phạm vi hoạt động của một đối tượng cũng giống như phạm vi hoạt động của một biến cục bộ – khai báo trong phạm vi nào, thì chỉ có tác dụng trong phạm vi đó.
Chương trình Ví dụ
#include using namespace std;
class Humans{
string name;
int age;
public:
Humans(string, int);
~Human();
string getName(void);
int getAge(void);
};
Humans::Humans (string s, int a){
name = s;
age = a;
}
Humans::~Humans()
{
//do something
//delete pointer;
}
string Humans::getName(void){
return name;
}
int Humans::getAge(void){
return age;
}
int main(){
Humans man(“Jack”, 21);
cout<<”The man: “<<<”, age “<
return 0;
}

No comments:

Post a Comment