Yêu cầu mọi thông tin sao chép từ blog này phải được ghi rõ đầy đủ: Thông tin được sao chép từ "http://www.dangngochoangthanh.blogspot.com".

Cool wallpaper http://www.fancymessage.com

EMOJI KEYBOARD PRO http://emojiselector.com

THƯ VIỆN HÌNH ĐỘNG FLASH ANIMATION: http://flashanimationlibrary.blogspot.ru/

Hệ thống học trực tuyến đang được phát triển và sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm nay. Hãy xem qua một số demo của Học Trực Tuyến.


HỌC TRỰC TUYẾN ĐÃ CUNG CẤP PHIÊN BẢN TRUY CẬP QUA MOBILE http://dangngochoangthanh.blogspot.com/?m=1

XEM KÊNH HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN YOUTUBE



Search on This Blog

Saturday, September 11, 2010

Toán tử điều kiện

Toán tử điều kiện có dạng cú pháp như sau:
điều_kiện?kết_quả_1:kết_quả_2;
Giải thích: trả về giá trị kết_quả_1 nếu điều_kiện là đúng, ngược lại, nếu điều_kiện là sai, thì trả về giá trị kết_quả_2.
Chương trình Kết quả
#include using namespace std;
int main()
{
int a = 1;
int b = 2;
int max = (a>b)?a:b;
cout<<”Max là: “<
return 0;
}
Max là: 2

Giải thích: chương trình trên tính giá trị lớn nhất giữa hai số a và b. Toán tử điều kiện kiểm tra điều kiện của biểu thức a>b, vì a=1, b=2, nên giá trị của nó là false. Chính vì vậy, biểu thức điều kiện sẽ nhận kết quả tương ứng với kết quả 2, tức là b.
Toán tử điều kiện luôn trả về một giá trị cụ thể. Như trong ví dụ trên, ta thấy nếu biểu thức a>b đúng, thì giá trị max nhận được là số a; ngược lại là số b. Tuy nhiên, không nhất thiết cần phải có một giá trị xác định cho toán tử điều kiện. Ví dụ sau đây sẽ minh họa điều này
Chương trình Kết quả
#include using namespace std;
int main()
{
int a = 1;
int b = 2;
(a>b)?(cout<<<” lon hon”):(cout<<<” lon hon”);
return 0;
}
2 lon hon
Giải thích: như bạn thấy trong ví dụ minh họa này, toán tử điều kiện không trả về một giá trị cụ thể nào. Nó chỉ đơn thuần kiểm tra điều kiện, nếu a>b đúng, nó sẽ in ra câu a lớn hơn, ngược lại nó sẽ in ra câu b lớn hơn. Bạn cũng cần lưu ý rằng, khi các câu lệnh nằm trong cặp dấu ngoặc của toán tử điều kiện, thì kết thúc câu lệnh không bao giờ có dấu chấm phẩy (;).
Nếu bạn muốn sử dụng một tập các câu lệnh trong cặp dấu ngoặc này, bạn có thể sử dụng toán tử phân tách mà tôi đề cập bên dưới. Ví dụ sau đây sẽ cho thấy việc sử dụng tập các câu lệnh bên trong cặp dấu ngoặc của toán tử điều kiện.
Chương trình Kết quả
#include using namespace std;
int main()
{
int a = 1;
int b = 2;
int c;
(a>b)?(c = a-b,cout<<”|a-b|=”<:( c = b-a,cout<<”|a-b|=”<
return 0;
}
|a-b|=1
Giải thích: Như bạn thấy trong ví dụ này, chương trình sẽ in ra giá trị tuyệt đối của a-b. Nếu a>b, thì giá trị tuyệt đối |a-b| = a-b; ngược lại nếu akhông được phép khai báo biến trong cặp dấu ngoặc đơn này. Việc khai báo biến trong dấu ngoặc đơn, chỉ áp dụng duy nhất cho câu lệnh lặp for.

No comments:

Post a Comment