Bước 1. Sử dụng Illustrator để chuyển đổi tập tin human.eps thành tập tin human.ai (vì Flash không hỗ trợ đồ họa vector dạng eps).
Bước 2. Sử dụng chức năng Import to Library của Flash để import dữ liệu từ human.ai.
Bước 3. Cắt lấy phần đối tượng cần sử dụng (nhấp đôi chuột vào phần đối tượng cần tách ra). Để cắt đối tượng dễ dàng hơn, ta nên sử dụng chức năng Break Apart. Chuyển toàn bộ đố tượng thành movieclip và xóa bỏ những thứ không cần thiết trên stage. Bây giờ ta sẽ chỉ thao tác với đối tượng này (Hình đầu tiên từ trái sang).
Bước 4. Nhấp đôi chuột vào biểu tượng movieclip. Lúc này, ta có thể thao tác với từng phần của đối tượng. Hãy chuyển các phần thành các biểu tượng MovieClip.
Bây giờ, ta có 9 phần đã được chuyển đổi thành movieclip. Tiếp theo, ta ghép chúng lại với nhau và sử dụng công cụ Bone để tạo các khớp nối giúp chuyển động (Hình thứ 2 từ trái sang).
Ta cần chú ý rằng, các trục ở phần thân và sẽ không cho phép di chuyển. Do đó, ta cần vô hiệu hóa chức năng cho phép chuyển động và xoay của những phần này bằng cách nhấp vào chúng và trong bảng Properties, ta bỏ tùy chọn rotation, x translation và y translation.
Bước 5. Trên TimeLine của Armature, ở Frame thứ 1, ta thay đổi tư thế của đối tượng như Hình 3 từ trái sang. Nhấp vào Frame thứ 20 và nhấp phím F6, và thay đổi tư thế của đối tượng như Hình 4 từ trái sang. Trong quá trình thay đổi tư thế của đối tượng, ta nên sử dụng các phím mũi tên để điều chỉnh vị trí cho phù hợp.
Bước 6. Để tạo chuyển động mềm mại, thì tư thế ở frame cuối cùng (frame 20) phải trùng khớp với tư thế ở frame thứ 1. Có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc sao chép vùng frame từ 1 đến 20 sau đó lật ngược vùng frame vừa được sao chép. Điều đó là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng công cụ Bone, vùng Timeline mặc định không cho phép bạn lật người một phần của frame này (chỉ cho phép lật ngược toàn bộ). Do đó, ta cần chuyển dãy Frame ở chế độ Armater thành các Keyframe riêng biệt (sử dụng kĩ thuật Frame by Frame) bằng cách nhấp chọn vùng Frame Armater, chọn Convert to Frame by Frame Animation.
Bây giờ, ta copy vùng keyframe đã được chuyển đổi (từ 1 đến 20), sau đó dán vào vị trí frame 21. Ta thu được vùng dãy gồm 40 keyframe.
Chọn vùng keyframe từ 21 đến 40, nhấp chuột phải và chọn Reverse Frames. Nhờ vào chức năng Onion skin, ta có thể quan sát kết quả thu được như hình vẽ.
Bước 7. Quay trở lại khung sáng tác chính, ta tạo chuyển động cho movieclip chính (toàn bộ đối tượng) bằng một trong hai loại Tween: Motion Tween hoặc Classic Tween. Ví dụ, ta sử dụng Motion Tween. Ta kích chuột phải vào đối tượng, chọn Create Motion Tween, sau đó bấm vào vị trí của frame cuối (tùy thuộc vào tốc độ chuyển động mà bạn mong muốn) và đặt đối tượng vào vị trí mới.
Bước 8. Trang trí cho đường đi, ta sử dụng ảnh glasses.ai để tách ra phần cỏ và ghép vào khung trình chiếu. Lưu ý: đối tượng trên phải nằm trên một layer riêng biệt, các đối tượng khác có thể bố trí trên các layer khác nhau, tùy thuộc vào mục đích tạo hoạt cảnh.
Nhấn Ctrl+Enter để kiểm tra kết quả.
Xem qua dự án: Xem tập tin swf
sau này thầy làm thầy quay video nha thầy!
ReplyDeleteÔng thầy này kiểu gì ấy. Trên web có học trực tuyến mà liên hệ không thấy có pm lại. bó tay.
ReplyDeleteXin lỗi bạn nhé. Nhưng thật sự tôi ko nhận được thông tin đk từ bạn. Có thể mail bạn bị đưa vào hộp spam. Bạn vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ myhoangthanh@yahoo.com nhé. Thân mến.R
ReplyDelete